Go to the page content
BÉO PHÌ BỆNH LÝ

CUỘC TRANH LUẬN LỚN: BÉO PHÌ CÓ PHẢI LÀ MỘT BỆNH LÝ?

ThS. BS. Vũ Quỳnh Trang
Khoa Dinh Dưỡng,
Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Ngày càng nhiều chuyên gia y tế nhận ra rằng béo phì không chỉ đơn giản là một quyết định cá nhân, mà thực sự là một tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, điều này vẫn gây bất ngờ cho nhiều người do sự kỳ thị, cảm giác xấu hổ và thông tin không chính xác xoay quanh vấn đề béo phì. Vậy tại sao béo phì lại được coi là một bệnh, không chỉ đơn giản là thiếu ý chí?

Phần của câu trả lời về tại sao béo phì được coi là một bệnh nằm trong sự nhận thức rằng béo phì có nhiều khía cạnh hơn so với cái mà bạn có thể thấy. Nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhiều trong số chúng lại nằm ngoài khả năng kiểm soát của cá nhân.

Những người ủng hộ quan điểm cho rằng:

  • Béo phì là một bệnh vì nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và nhiều trong số chúng đều nằm ngoài sự kiểm soát cá nhân.
  • Béo phì là một bệnh vì nó có những dấu hiệu, triệu chứng, biến chứng và nguyên nhân kinh điển của một bệnh mạn tính - một tình trạng kéo dài có ảnh hưởng liên tục đến sức khỏe.

Là một bệnh mạn tính, béo phì cần được điều trị. Những người mắc béo phì nên tìm đến các cơ sở y tế và thảo luận với bác sĩ về các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hoài nghi về ảnh hưởng của béo phì và có những quan niệm sai lầm về bệnh. Họ cho rằng:

  • Béo phì là do lối sống, chế độ ăn và ít hoạt động thể lực.
  • Việc coi béo phì là một bệnh có thể khiến cho mọi người bao biện và không phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Thông tin sai lầm và sự kỳ thị này ảnh hưởng đến cách xã hội nghĩ về béo phì và làm giảm hiệu quả điều trị.

6 min. read
BÉO PHÌ CÓ PHẢI LÀ MỘT BỆNH LÝ?

Tại sao béo phì được coi là bệnh mạn tính?

Vào tháng 1 năm 2019, Trường Cao đẳng Y sĩ Hoàng gia (Royal College of Physicians) đã chính thức công nhận Béo phì là một bệnh. Đây là bệnh mạn tính có thể kiểm soát được, nó không chỉ bị ảnh hưởng bởi gen mà còn phụ thuộc vào môi trường sống hiện đại ngày nay. Theo Tiến sĩ Andrew Goddard: “Đây không phải là một lựa chọn lối sống do ham muốn cá nhân, mà là một bệnh do sự mất cân bằng y tế, di truyền và các yếu tố xã hội.” Mặc dù đã có sự công nhận này, cuộc tranh luận về tại sao béo phì là một bệnh vẫn tiếp tục và đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong truyền thông ở Anh.

Lập luận khoa học về tại sao béo phì là một bệnh

Trên thế giới, các nhóm chuyên gia đã đồng thuận với một kết luận, thường khiến cho cuộc tranh luận trở nên gay gắt trong truyền thông. Béo phì vẫn bị hiểu lầm rộng rãi và được coi là hậu quả của lối sống và bị ảnh hưởng bởi việc bạn ăn nhiều bao nhiêu và vận động ít như thế nào. Sự thật là, hầu hết những người bệnh béo phì đều đối mặt với nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng tăng cân. Khoa học đã chứng minh rõ ràng rằng béo phì không chỉ là kết quả của những quyết định sai lầm trong lối sống.

Thực tế, béo phì là một bệnh có những đặc điểm như sau:

  • Nó còn tăng nguy cơ phát triển hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh mắc kèm như bệnh tim mạch, đái tháo đường típ 2, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, một số loại ung thư, rối loạn lo âu và trầm cảm.
  • Thay đổi cách cơ thể phản ứng với các phương pháp điều trị. Những phương pháp trước đây có thể không còn hiệu quả nữa.
  • Ảnh hưởng mạnh mẽ từ môi trường hàng ngày: Môi trường xã hội, văn hóa và lối sống hàng ngày đều có ảnh hưởng lớn đến tình trạng béo phì, khiến cho nó trở nên ngày càng phức tạp và khó điều trị.
  • Ảnh hưởng suốt đời: Béo phì không chỉ là một vấn đề tạm thời, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn suốt đời, đặt ra những thách thức lâu dài trong quá trình quản lý và điều trị.

Mặc dù béo phì dẫn tới những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng nhưng thường người bệnh béo phì ít khi tìm kiếm sự trợ giúp chuyên gia y tế và thường tin rằng họ có thể tự giải quyết vấn đề.

May mắn thay, ngày càng có nhiều cơ sở y tế nhận ra sự phức tạp của bệnh béo phì và đang tiến hành nghiên cứu cách hỗ trợ hiệu quả hơn. Các công cụ và phương pháp điều trị ngày càng phát triển và liên tục được cập nhật. Hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị béo phì, bao gồm can thiệp hành vi, liệu pháp dinh dưỡng cá nhân, thuốc giảm cân và phẫu thuật giảm cân. Việc quản lý béo phì hiện đại không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát chế độ ăn uống và hoạt động thể lực. Nó đòi hỏi hiểu rõ về các thói quen ăn uống cá nhân (cách chế biến thực phẩm, thời điểm và động lực ăn uống), cảm xúc, giấc ngủ, căng thẳng và hoạt động thể lực. Cá thể hóa kế hoạch điều trị thường đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt của nhiều phương pháp để đáp ứng đúng nhu cầu của mỗi người.

Béo phì là một bệnh

Béo phì là một bệnh - hy vọng mới về sức khỏe tốt hơn

Thừa cân không phải là nguyên nhân duy nhất khiến béo phì trở thành bệnh lý. Sự phân biệt đối xử, cảm giác xấu hổ và tự ái đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của những người béo phì. Trong khi thông tin sai lệch và sự kỳ thị vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội về béo phì, ngày càng nhiều nhân viên y tế bắt đầu nhận ra béo phì là một bệnh mạn tính - một bệnh cần được chăm sóc y tế và có khả năng điều trị.

Thông tin tích cực là béo phì là một bệnh có thể kiểm soát và thậm chí những thay đổi nhỏ cũng có thể cải thiện tổng thể sức khỏe và hạnh phúc của bạn. Chỉ cần giảm từ 5% cân nặng đủ để giảm nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng như đái tháo đường, bệnh lý tim mạch và nhiều hơn nữa.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả để quản lý thừa cân và béo phì. Để giảm cân và duy trì một cách lành mạnh, quan trọng là phải nhận ra rằng béo phì là một bệnh mạn tính. Hãy nói chuyện với một chuyên gia y tế quản lý cân nặng về cách điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo:
  • Royal College of Physicians. Obesity should be recognized as a disease. Council Paper 2018.
  • Royal College of Physicians. RCP calls for obesity to be recognized as a disease. RCP London News 2019. https://www.rcplondon.ac.uk/news/rcp-calls-obesity-be-recognised-disease [Accessed June 2019]
  • European Medicines Agency. Draft Guideline on clinical evaluation of medicinal products used in weight control 2014.
  • Food and Drug Administration. Guidance for Industry Developing Products for Weight Management 2007.
  • Heuer CA, McClure KJ & Puhl RM. Obesity Stigma in Online News: A Visual Content Analysis. Journal of Health Communication 2001; 16:976–987.
  • Guh et al. The incidence of co-morbidities related to obesity and overweight: A systematic review and meta-analysis. BMC Public Health 2009; 9:88.
  • Luppino et al. Depression and obesity: A meta-analysis of community-based studies. Arch Gen Psychiatry 2010; 67:220–9.
  • Sumithran P & Proietto J. The defence of body weight: a physiological basis for weight regain after weight loss. Clinical Science 2013; 124:231-241.
  • National Institutes of Health. Clinical Guidelines On The Identification, Evaluation, And Treatment Of Overweight And Obesity In Adults 1988.
  • Rand K et al. It is not the diet; it is the mental part we need help with. A multilevel analysis of psychological, emotional, and social well-being in obesi-ty. International Journal of Qualitative Studies on Health and Well-being 2017; 12:1-14.
  • Yumuk V et al. European Guidelines for Obesity Management in Adults. Obesity Facts 2015; 8:402-424.
  • Warkentin et al. The effect of weight loss on health‐related quality of life: systematic review and meta‐analysis of randomized trials. Obes Rev 2014;
    15:169–82.
  • Berthoud H, Münzberg H, & Morrison, CD. Blaming the brain for obesity. Gastroenterology 2017; 152(7):1728-1738.
  • Astrup A. Dietary treatment of overweight and obesity. In: Thomas A. Wadden & George A. Bray (eds.). Handbook of Obesity Treatment. New York:
    Guilford Press 2018: 309-321.
  • Caterson ID et al. Gaps to bridge: Misalignment between perception, reality and actions in obesity. Diabetes Obes Metab 2019; 21(8): 1914-1924.

VN24OB00010

BÉO PHÌ BỆNH LÝ

Tìm nhưng đơn vị y tế tại địa phương hỗ trợ về kiểm soát cân nặng

Hãy tham khảo chuyên gia y tế về các cách điều trị có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Đánh giá thông tin trên

Bạn cũng có thể quan tâm