Go to the page content
BÉO PHÌ LỐI SỐNG

BÉO PHÌ: ĐỊNH NGHĨA, TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN

4 min. read

BS. Vũ Quang Huy
Khoa Thận – tiết niệu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương

BÉO PHÌ: ĐỊNH NGHĨA

Béo phì là một bệnh mạn tính, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn. Sau đây là những điều bạn cần biết về béo phì – bao gồm triệu chứng, chẩn đoán và định nghĩa chính xác về bệnh.

Béo phì là gì?

Béo phì được định nghĩa bởi các chuyên gia y tế - là một căn bệnh phức tạp và có sự tiến triển, gây nên bởi tình trạng dư thừa hay bất thường về mỡ cơ thể, từ đó làm gia tăng nguy cơ biến chứng dài hạn đối với sức khỏe.

Cách phổ biến nhất để phân loại béo phì là dựa vào Chỉ số khối cơ thể (BMI) – được tính bằng cách lấy cân nặng (tính bằng kilogram) chia cho bình phương của chiều cao (tính bằng mét). Đối với người châu Á, chỉ số BMI từ 23 kg/m2 trở lên thể hiện nguy cơ mắc béo phì và các triệu chứng thừa cân cao hơn, từ đó đòi hỏi có các đánh giá bổ sung. Mặc dù BMI không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán béo phì, nhưng chỉ số BMI từ 27 kg/m2 trở lên được xác định có mối liên quan với sự gia tăng nguy cơ tử vong và nguy cơ tim mạch, và bất cứ ai có chỉ số BMI từ 25 kg/m2 trở lên nên tham khảo các bác sĩ để có sự hỗ trợ cần thiết.

BMI là một thước đo khách quan để phân loại thành các nhóm: thiếu cân, cân nặng bình thuờng, thừa cân và béo phì ở người trưởng thành. Trong định nghĩa chính thức về thừa cân béo phì, BMI được chia thành các phân độ khác nhau.

 

Việt Nam

Quốc tế

Thiếu cân

Dưới 18.5 kg/m²

Dưới 18.5 kg/m²

Bình thường

18.5–22.9 kg/m²

18.5–24.9 kg/m²

Thừa cân

23.0–24.9 kg/m²

25.0–29.9 kg/m²

Béo phì độ I

25-29.9 kg/m²

30–34.9 kg/m²

Béo phì độ II

≥ 30 kg/m²

35–39.9 kg/m²

Béo phì độ II

 

≥ 40 kg/m²

Phân loại này là thước đo được chuẩn hóa và đã được Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam công nhận.

Các triệu chứng nào thường có liên quan tới béo phì?

Ngoài chỉ số BMI từ 25 kg/m2 trở lên, còn có các triệu chứng khác của béo phì có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn. Các triệu chứng này có thể là:

  • Khó thực hiện hoạt động thể chất, chẳng hạn như leo cầu thang
  • Khó thở
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Ngủ ngáy
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Đau khớp
  • Đau lưng
  • Cảm giác thiếu tự tin và không được tôn trọng
  • Cảm giác bị cô lập
  • Trầm cảm, lo lắng và rối loạn cảm xúc

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng trên đây, bạn nên trao đổi với bác sĩ

Bệnh béo phì được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh béo phì được chẩn đoán như thế nào?

benh beo phi duoc

Chẩn đoán béo phì là một bước quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát cân nặng.

Chẩn đoán béo phì thường bao gồm đánh giá lối sống, tiền sử bệnh lý, gia đình, khám thực thể và xét nghiệm.

Để đánh giá lối sống, bệnh sử và tiền sử gia đình, nhân viên y tế có thể đặt ra các câu hỏi có liên quan đến:

  • Chủng tộc
  • Tiền sử gia đình
  • Chế độ ăn
  • Hoạt động thể chất và thói quen tập thể dục
  • Rối loạn hành vi ăn uống
  • Trầm cảm và các rối loạn cảm xúc khác
  • Di truyền
  • Thuốc
  • Stress kéo dài
  • Thói quen hút thuốc

Khám thực thể: Việc thăm khám trực tiếp cũng có thể cần thiết cho việc chẩn đoán xác định bệnh béo phì. Các hướng dẫn khuyến cáo các bác sĩ phân loại giai đoạn béo phì theo Hệ thống Edmonton (EOSS), đây là thuớc đo các tác động của béo phì trên tinh thần, trao đổi chất và thể chất. Thang phân loại này có thể giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị béo phì phù hợp cho bệnh nhân.

  1. Khám thực thể có thể gồm các bước: Đánh giá cân nặng, chiều cao và vòng eo
  2. Đo huyết áp
  3. Đánh giá xem bạn có mắc các bệnh lý liên quan đến béo phì hay không (ví dụ: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn sức khỏe tâm thần, bệnh xương khớp, bệnh hô hấp và các bệnh khác)
  4. Kiểm tra các vấn đề về béo phì ở da như hội chứng gai đen (các mảng da khô, sẫm màu có thể là dấu hiệu của tình trạng kháng insulin)

Các xét nghiệm cần thực hiện

Cuối cùng, các xét nghiệm có thể được tiến hành để xác định các dấu hiệu và triệu chứng cơ bản của bệnh béo phì. Bác sĩ sẽ lựa chọn các xét nghiệm để thực hiện tùy vào tình trạng lâm sàng và nhu cầu cần được đánh giá.

Các xét nghiệm có thể được sử dụng để đánh giá:

  • Đường máu lúc đói (để đo lượng đường của bạn khi chúng ở mức thấp nhất)
  • Xét nghiệm mỡ máu (bao gồm Cholesterol toàn phần, HDL và LDL-Cholesterol, Triglyceride)
  • Acid uric (một sản phẩm chuyển hóa thông thuờng qua thận và thải trừ ra khỏi cơ thể qua nước tiểu)
  • Đánh giá chức năng tuyến giáp và nội tiết (để đánh giá nồng độ hormone của bạn)
  • Chức năng gan
  • Xét nghiệm gan (bao gồm siêu âm hoặc sinh thiết)
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) hoặc bệnh lý gan khác
  • Đánh giá tim mạch
  • Đo đa kí giấc ngủ để đánh giá hội chứng ngưng thở khi ngủ

Kì vọng và lựa chọn điều trị

Nếu bạn sống chung với tình trạng thừa cân hoặc béo phì, mà trước đó có thể bạn từng trả nghiệm thành kiến về cân nặng, chưa nhận được tư vấn đầy đủ từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Bởi vì béo phì chỉ mới được giới khoa học chú ý, quan tâm gần đây, làm cho xã hội và các nhân viên y tế có sự hiểu lầm trong suốt thời gian dài. Điều quan trọng là việc điều trị béo phì đang trở thành ưu tiên hàng đầu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Thực tế hiện nay, một số quốc gia đã có các phòng khám chuyên khoa quản lý cân nặng để điều trị tình trạng thừa cân và béo phì. 

Khi thảo luận về bệnh béo phì, bác sĩ sẽ thảo luận về mục tiêu và các phương pháp điều trị phù hợp để kiểm soát cân nặng.

Cùng với bác sĩ, bạn có thể thấy được mức độ sẵn sàng của mình trong việc kiểm soát cân nặng, lợi ích của việc giảm cân có thể được duy trì và các biến chứng tiềm ẩn cũng như hậu quả sức khỏe có liên quan tới béo phì.

Nguyên nhân của béo phì là gì?

Một cách giải thích đơn giản về nguyên nhân của béo phì là sự mất cân bằng về năng lượng, trong đó lượng calo nạp vào cao hơn một cách đáng kể so với lượng calo sử dụng. Trên thực tế, nguyên nhân gây béo phì rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của ba yếu tố: di truyền, môi trường và hành vi. Di truyền là một nguyên nhân tiềm ẩn, đã được chứng minh có thể gây nên sự gián đoạn cơ chế trao đổi chất và điều chỉnh cân nặng.

Để tìm hiểu thêm thông tin nếu bạn đang béo phì và nhận được lời khuyên về chuyên môn, bạn cần gặp bác sĩ hoặc chuyên gia về béo phì. Bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp từ nhân viên y tế, bạn sẽ được trang bị kiến thức tốt hơn để kiểm soát cân nặng và các triệu chứng béo phì một cách lành mạnh và bền vững.

Tìm nhưng đơn vị y tế tại địa phương hỗ trợ về kiểm soát cân nặng

Hãy tham khảo chuyên gia y tế về các cách điều trị có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Tài liệu tham khảo:
  1. Wharton, S, Lau, D et al. Obesity in adults: a clinical practice guideline. Canadian Medical Association Journal. 2020; 192(31) 875-891
  2. Rueda-Clausen CF, Poddar M, Lear SA, Poirier P, Sharma AM. Canadian Adult Obesity Clinical Practice Guidelines: Assessment of People Living with Obesity. https://obesitycanada.ca/guidelines/assessment/. Last accessed: 26 June 2024
  3. Lopez-Jimenez F, Almahmeed W et al. Obesity and cardiovascular disease: mechanistic insights and management strategies. A joint position paper by the World Heart Federation and World Obesity Federation. Eur J Prev Cardiol. 2022; 0 1-20
  4. Obesity. NHS. https://nhs.co.uk/conditions/obesity. Last accessed: 22 November 2022
  5. Clemens EL et al. Diagnosing Obesity as a First Step to Weight Loss: An Observational Study. Obesity 28(12):2305-2309.
  6. Yumuk V et al. European Guidelines for Obesity Management in Adults. Obesity Facts 2015; 8(6):402-424.
  7. de Wit LM et al. Depressive and anxiety disorders and the association with obesity, physical, and social activities. Depression and anxiety 2010; 27(11):1057-1065
  8. Caterson, ID, Alfadda, AA et al. Gaps to bridge: Misalignment between perception, reality, and actions in obesity. Diabetes Obes Metab 2019; 21: 1914-1924
  9. Kirk SFL, Ramos Salas X, Alberga AS, Russell-Mayhew S. Canadian Adult Obesity Clinical Practice Guidelines:  Reducing Weight Bias in Obesity Management, Practice and Policy. Available from: https://obesitycanada.ca/guidelines/weightbias. Last accessed: 26 June 2024
  10. Blüher M. Obesity: global epidemiology and pathogenesis. Nature Reviews Endocrinology 2019; 15:288–298

VN24OB00016

BÉO PHÌ LỐI SỐNG
Đánh giá thông tin trên

Bạn cũng có thể quan tâm