Giảm cân và duy trì cân nặng thường được xem là vấn đề của "năng
lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao" – bạn ăn bao nhiêu và mức
vận động ở như thế nào. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng có
nhiều nguyên nhân gây nên béo phì, trong đó có một số nguyên nhân nằm
ngoài khả năng nhận thức hoặc tầm kiểm soát của bạn.
Béo phì là một bệnh mạn tính. Cũng giống như nhiều bệnh lý
mạn tính khác, béo phì tiến triển theo thời gian và chịu tác động của
các yếu tố sinh học, tâm lý và môi trường.
Vậy điều gì đã gây ra sự tăng cân? Tại sao một số người dễ mắc béo
phì hơn những người khác? Để lý giải cụ thể điều này là không hề đơn
giản. Các nguyên nhân gây béo phì khá phức tạp và khác nhau ở mỗi
người, bao gồm:
-
Di truyền học: Các thay đổi nhỏ về di truyền có thể khiến bạn
dễ tăng cân và béo phì hơn những người khác.
-
Nội tiết tố: Sự cân bằng hormone có thể ảnh hưởng tới sự thèm
ăn, xu hướng lựa chọn thực phẩm và mức năng lượng tiêu hao.
-
Stress, căng thẳng: Căng thẳng thường xuyên có thể khiến bạn
ăn nhiều hơn và tăng cân.
-
Giấc ngủ: Thời gian và chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng
đến các hormone khiến bạn ăn nhiều hơn.
-
Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tăng cảm giác thèm ăn
hoặc ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, từ đó khiến bạn tăng
cân.
-
Yếu tố môi trường và kinh tế - xã hội: Môi trường sống và khả
năng tiếp cận với các loại thực phẩm đa dạng cũng liên quan đến sự
tiến triển của béo phì.
Có rất nhiều lý do gây ra béo phì, việc kiểm soát và duy trì cân
nặng không hề dễ dàng. Chính vì vậy, rất khó để tìm ra cách thức điều
trị hoặc kiểm soát bệnh béo phì một cách phù hợp.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân phức tạp dẫn đến béo phì, nhiều người vẫn
cho rằng béo phì chỉ xuất phát từ vấn đề lối sống. Họ cho rằng nếu lựa
chọn đúng loại thực phẩm và tập thể dục đúng cách thì sẽ không tăng
cân hoặc tiến triển thành béo phì.
Ở một mức độ nào đó, quan điểm này là đúng. Giảm cân phụ thuộc vào
cân bằng năng lượng nạp vào (qua loại và lượng thức ăn bạn ăn) và năng
lượng tiêu hao (qua tập thể dục và các hoạt động chức năng sinh lý
bình thường của cơ thể, như hít thở). Tuy nhiên, điều này chưa phản
ánh hoàn toàn nguyên nhân béo phì. Ăn ít hơn và vận động nhiều hơn
không phải lúc nào cũng là đủ để kiểm soát cân nặng và ngăn chặn sự
tiến triển bệnh béo phì.
Nhiều phụ nữ béo phì chia sẻ rằng béo phì dường như nằm ngoài tầm
kiểm soát: Họ đến phòng tập thể dục, ăn rất ít và tập yoga nhưng vẫn
thừa cân. Mọi người nói ‘ăn ít hơn, vận động nhiều hơn và rồi bạn sẽ
ổn thôi’. Nhưng thực sự nó không đơn giản như vậy”.
Bất cứ ai đã từng cố gắng giảm cân nhưng không thành công đều hiểu
rất rõ điều này. Bạn có thể kiên trì và nỗ lực thực hiện các biện pháp
giảm cân nhưng vẫn gặp phải thất bại. Giảm cân thực sự khó khăn, việc
duy trì cân nặng sau giảm cân thậm chí còn khó hơn.
May mắn thay, khoa học cho thấy cho thấy mặc dù do nhiều nguyên nhân
nhưng béo phì hoàn toàn có thể quản lý được. Ngày càng có nhiều nhân
viên y tế nhận ra rằng, béo phì là một bệnh lý. Đồng thời, họ đang nỗ
lực xóa bỏ sự kì thị liên quan đến béo phì để đảm bảo những người mắc
bệnh béo phì nhận được sự giúp đỡ mà họ cần. Trong nhiều video ở trang
web này, các chuyên gia y tế từ nhiều nơi trên thế giới nói về nguyên
nhân gây béo phì và những quan niệm sai lầm khác. Hãy xem thêm video
để nghe cuộc thảo luận của họ về:
- Tại sao béo phì lại được coi là một bệnh lý?
- Tại sao
nhiều người hoài nghi béo phì là một bệnh lý?
- Tại sao mọi
người gặp khó khăn trong việc giảm cân và duy trì cân nặng?
- Việc công nhận béo phì là một bệnh lý sẽ đem lại những lợi ích
gì?
Bằng cách xem xét tất cả các nguyên nhân gây và cách tiếp cận bệnh
béo phì tương tự như các bệnh khác, các nhân viên y tế có thể giúp bạn
thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn và dự phòng các biến chứng
do béo phì gây ra.
Đối với nhiều phụ nữ béo phì, việc nhờ đến sự giúp đỡ từ bác sĩ là
một bước ngọặt trong cuộc đời, khiến họ nhận ra rằng, bệnh béo phì
không chỉ nằm ở vấn đề lối sống.
Để quản lý bệnh béo phì một cách tốt nhất, bước đầu tiên là xác định
nguyên nhân nào đóng vai trò chính. Do nguyên nhân gây béo phì ở mỗi
người là khác nhau nên cách tiếp cận cũng có sự khác biệt. Mỗi cá nhân
sẽ cần kiểm soát béo phì và giải quyết các trở ngại khi giảm cân theo
cách thức khác nhau.
Hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân béo phì và lập kế
hoạch quản lý cân nặng dành riêng cho bạn.