Chỉ số BMI được tính dựa trên chiều cao và cân nặng theo công thức:
BMI=(Cân nặng)/(Chiều cao x Chiều cao)
Trong đó cân nặng của một người tính bằng kilôgam, chiều cao tính
bằng mét.
Ví dụ: Bạn cao 1,7m, nặng 65kg thì BMI = 65 ÷ (1,7x1,7) = 22,49 kg/m2.
Bên dưới là bảng phân loại BMI:
Công cụ tính BMI dành cho người lớn từ 20 tuổi trở lên. Hãy trao
đổi với bác sĩ của bạn trong trường hợp bạn dưới 20 tuổi
BMI là một công thức quan trọng để kiểm tra nguy cơ mắc các bệnh liên
quan đến lượng mỡ thừa trong cơ thể. Thừa cân và béo phì có liên quan
đến việc tăng nguy cơ tử vong và các bệnh mãn tính khác. Chỉ số BMI
càng cao, nguy cơ phát triển các bệnh lý sau càng tăng:
- Bệnh đái tháo đường típ 2
- Bệnh tim mạch
- Đột
quỵ
- Huyết áp cao
- Vô sinh
- Trầm cảm và lo
âu
- Bệnh lý mạch vành
- Rối loạn mỡ máu
- Bệnh
gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) / Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
(NASH)
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Hội
chứng chuyển hóa (MetS)
- Tiểu không tự chủ
- Ngưng
thở khi ngủ do tắc nghẽn và các vấn đề về hô hấp
- Bệnh thận
mãn tính
- Các loại ung thư: ung thư vú, ruột kết, nội mạc tử
cung, thực quản, thận, buồng trứng và tuyến tụy
- Viêm khớp
gối
- Bệnh sỏi mật
- Huyết khối
- Bệnh gout
- Tăng nguy cơ tử vong so với những người có chỉ số BMI khỏe
mạnh
Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu thêm về mối liên quan của
chỉ số BMI và các bệnh lý trên.
BMI là một phép tính đơn giản và khách quan, nhưng nó có thể gây hiểu
nhầm trong một số trường hợp và đối với một số nhóm người. Nghiên cứu
đã chỉ ra rằng việc sử dụng chỉ số BMI để dự đoán nguy cơ mắc bệnh sẽ
kém chính xác hơn ở nhóm người lớn tuổi, vận động viên, những người
cao hoặc thấp hơn bình thường hay những người có nhiều cơ bắp. Ví dụ,
các vận động viên có nhiều cơ bắp và nặng hơn người bình thường khiến
chỉ số BMI của họ cao hơn.
BMI cũng không bao hàm các nguy cơ sau:
- Nguy cơ di truyền đối với các bệnh liên quan đến béo phì,
chẳng hạn như hội chứng chuyển hóa
- Yếu tố môi trường và
lối sống khác có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn
tính.
- Yếu tố môi trường và lối sống khác có thể góp phần làm
tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Sống chung với bệnh béo phì không có nghĩa là bạn không khỏe mạnh,
hay cân nặng 'bình thường' cũng không có nghĩa là bạn khỏe mạnh. Chỉ
số BMI không định nghĩa bạn, nhưng hiểu biết về chỉ số BMI chính là
bước khởi đầu để quản lý sức khỏe của chính mình. Bất kể chỉ số BMI
của bạn là bao nhiêu, các chuyên gia y tế khuyến cáo hãy duy trì chế
độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
Hãy nói với bác sĩ về cân nặng và sức khỏe của bạn để có những
hành động kịp thời