Nhiều người mắc béo phì chưa nhận được sự chẩn đoán và điều trị từ
nhân viên y tế. Cùng tìm hiểu xem liệu bạn có thể làm gì để nhận được
sự giúp đỡ mà mình cần.
Đối với nhiều người đang phải chung sống với béo phì, thật khó để
biết đâu là thời điểm thích hợp để tìm đến sự giúp đỡ từ nhân viên y tế.
Có tới 35% người trưởng thành tại Hoa Kỳ đủ tiêu chuẩn chẩn đoán mắc
béo phì nhưng chưa bao giờ trò chuyện với nhân viên y tế về cân nặng
của họ. Mặc dù bạn có thể tự mình kiểm soát cân nặng, việc nhận được
sự hỗ trợ và hướng dẫn từ nhân viên y tế sẽ giúp bạn quản lý cân nặng
dễ dàng hơn.
Người mắc béo phì chỉ cần giảm từ 5%-10% cân nặng là đã có thể cải
thiện đáng kể sức khoẻ thể chất và tinh thần. Giảm 7% cân nặng có khả
năng giúp giảm 58% nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường. Những thay đổi nhỏ
sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho sức khoẻ tổng thể của bạn.
Việc trao đổi với nhân viên y tế về các hướng dẫn và phương pháp
điều trị béo phì giúp bạn đặt ra những mục tiêu khả thi cho việc giảm
cân, tìm ra lộ trình quản lý cân nặng được cá thể hoá phù hợp cho
chính mình.
Những rào cản khiến người mắc béo phì chưa nhận được sự can thiệp y tế?
Có nhiều lý do khiến người mắc béo phì không tìm đến sự điều trị và
hỗ trợ từ nhân viên y tế.
Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất:
- 44% nghĩ rằng việc quản lý cân nặng là trách nhiệm của riêng
bản thân họ
- 37% tin rằng họ biết cách tự quản lý cân nặng
của mình
- 23% không có đủ điều kiện tài chính
- 21%
không cảm thấy có động lực để giảm cân
- 15% thấy xấu hổ khi
chia sẻ điều này cho nhân viên y tế
Người mắc béo phì thường cảm thấy nghi ngờ và tự trách móc bản thân,
điều này ngăn họ tìm đến với các phương pháp điều trị.
Mặc dù bạn có thể thấy ngần ngại khi trao đổi với nhân viên y tế về
béo phì, nhưng đây sẽ là một bước tiến tích cực giúp bạn kiểm soát cân
nặng tốt hơn. Nhân viên y tế sẽ đưa ra lời khuyên về chẩn đoán và điều
trị béo phì mà không hề phán xét, cũng như hỗ trợ từng cá nhân để kiểm
soát cân nặng thành công.
Phương pháp điều trị béo phì
Đa số các phương pháp mà nhân viên y tế sử dụng để giúp người mắc béo
phì kiểm soát cân nặng đều dựa trên các can thiệp về lối sống, trong
đó bao gồm:
- Thay đổi cách ăn uống (như tăng cường trái cây và rau
xanh).
- Tăng cường hoạt động thể lực (như tập thể dục ít nhất
1 giờ mỗi ngày).
- Không bỏ bữa sáng.
- Ghi lại nhật
ký ăn uống.
Nhân viên y tế cũng có thể đưa ra phương pháp điều trị được cá thể
hoá với nhu cầu của mỗi người, hướng dẫn sao cho phù hợp với các tình
trạng liên quan đến béo phì mà bạn đang mắc phải. Họ cũng có thể đề
xuất cho bạn các phương pháp can thiệp bằng thuốc hoặc phẫu thuật để
điều trị béo phì.
Giảm cân giúp bạn cải thiện sức khoẻ như thế nào?
Hãy xem việc giảm 13% cân nặng có thể giúp bạn giảm nguy cơ xuất hiện
các biến chứng liên quan đến béo phì như thế nào
5 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc nên tìm đến sự giúp đỡ cho béo phì
Dưới đây là những dấu hiệu để bạn cân nhắc bắt đầu lộ trình giảm cân
của mình:
1. Bạn cảm thấy có động lực để giảm cân
Nếu bạn cảm thấy sẵn sàng và có động lực giảm cân, đã đến lúc trao
đổi với nhân viên y tế để được hướng dẫn.
Trao đổi với nhân viên y tế không phải là phương án cuối cùng, mà
bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ ngay từ lần giảm cân đầu tiên của mình.
Dù động lực giảm cân là gì thì việc nhận được các hướng dẫn điều trị
béo phì từ chuyên viên y tế cũng có thể hỗ trợ bạn trên hành trình
quản lý cân nặng của mình.
2. Cân nặng ảnh hưởng tới lòng tự tôn của bạn
Đối với một số người mắc béo phì, việc lòng tự tôn bị hạ thấp và
không cảm thấy hài lòng với hình ảnh cơ thể của bản thân có thể là
động lực để họ bắt đầu quản lý cân nặng, tìm kiếm cách chẩn đoán và
điều trị béo phì.
Nếu cảm thấy cân nặng đang ảnh hưởng tới lòng tự tôn của mình (ví dụ
bạn đang phải né tránh các hoạt động mà đã từng rất yêu thích), trao
đổi với nhân viên y tế có thể giúp ích cho bạn. Quản lý cân nặng đã
được chứng minh có hiệu quả trong việc cải thiện lòng tự tôn và hình
ảnh cá nhân ở người mắc béo phì.
Nhân viên y tế cũng sẽ đưa ra cho bạn các phương pháp điều trị được
cá thể hoá nhằm cải thiện lòng tự tôn và hình ảnh cá nhân, như liệu
pháp hành vi hoặc liệu pháp thôi miên.
3. Chỉ số BMI của bạn từ 25 kg/m² trở lên
Chỉ số khối cơ thể - được tính toán bằng cách lấy cân nặng chia cho
bình phương chiều cao - là một công cụ giúp nhận diện tình trạng béo
phì ở người trưởng thành. Ở người châu Á trưởng thành, béo phì được
định nghĩa là khi BMI từ 25 kg/m² trở lên.
Mặc dù BMI không phải là công cụ duy nhất, chỉ số này có thể được sử
dụng như một hướng dẫn ban đầu cho bạn biết đâu là thời điểm bạn nên
tìm kiếm sự giúp đỡ. Nếu chỉ số BMI từ 23 kg/m² trở lên, bạn nên trao
đổi với nhân viên y tế để nhận được lời khuyên về các phương pháp và
chiến lược quản lý cân nặng một cách lành mạnh.
4. Bạn đã từng cố gắng giảm cân nhiều lần trước đây
Mặc dù nhiều người tin rằng họ có thể tự mình giảm cân, nhưng những
người mắc béo phì thường phải đối mặt với nhiều rào cản trong việc
quản lý cân nặng.
Tăng cân trở lại là tình trạng rất phổ biến. Trong nhiều trường hợp,
người mắc thừa cân và béo phì đạt được mức giảm cân tối đa sau 6 tháng
kể từ khi bắt đầu giảm cân. Sau thời điểm này, họ thường bị tăng cân
trở lại.
Điều này có thể là do những kỳ vọng không thực tế về việc giảm cân,
xuất phát một phần từ các nguồn thông tin chưa chính xác từ bạn bè,
gia đình và mạng xã hội.
Trao đổi với nhân viên y tế có thể cho bạn hướng dẫn về các phương
pháp quản lý cân nặng hiệu quả nhất. Tăng cân trở lại thường được cho
là hậu quả của thói quen ăn uống và luyện tập sai cách. Tuy nhiên, có
nhiều lý do cho việc tăng cân trở lại mà bạn không thể kiểm soát được
như di truyền, nội tiết tố và chuyển hoá, hoặc cách cơ thể điều hoà
cảm giác đói và no.
Nếu bạn đã từng gặp khó khăn với việc quản lý cân nặng trong quá
khứ, trao đổi với nhân viên y tế có thể cho bạn công cụ và sự hỗ trợ
cần thiết để kiểm soát cân nặng thành công.
5. Bạn mắc các biến chứng liên quan đến béo phì
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc các biến chứng liên quan đến béo phì
hoặc đang gặp phải những vấn đề sức khoẻ làm ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống, bạn nên trao đổi với nhân viên y tế.
Một số biến chứng liên quan đến béo phì gồm có:
- Đái tháo đường típ 2
- Bệnh tim mạch
- Tăng
huyết áp
- Chứng ngưng thở khi ngủ
- Hen suyễn
- Đột quỵ
- Đau lưng
- Viêm xương khớp liên quan đến
cân nặng
- Ung thư (bao gồm ung thư buồng trứng, ung thư đại
trực tràng, ung thư tuỵ và ung thư thận)
- Bệnh gan nhiễm mỡ
không do rượu
Giảm cân có thể giúp cải thiện nhiều biến chứng liên quan đến béo
phì. Việc nhận được sự hướng dẫn từ nhân viên y tế có thể giúp giảm
các nguy cơ liên quan đến béo phì và cải thiện sức khoẻ tổng thể của
bạn về lâu dài.
Tiến hành các bước chẩn đoán và điều trị béo phì
Mặc dù người mắc béo phì thường tự mình cố gắng kiểm soát cân nặng,
việc trao đổi với nhân viên y tế có thể giúp hành trình quản lý cân
nặng của bạn dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu bạn đang cảm thấy có động
lực giảm cân, thiếu tự tin về bản thân, hoặc lo lắng về các biến chứng
liên quan đến béo phì, đây đều là các dấu hiệu cho thấy đã đến lúc nên
trao đổi với nhân viên y tế ngay hôm nay.